Ads 468x60px

Labels

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Chuyện chưa kể về lăng mộ triều Nguyễn: Nơi yên nghỉ của niềm tin

 14 năm đi tìm chỗ đất làm nơi an nghỉ 

Làm vua được 7 năm, năm 1826, nhà vua sai các quan giỏi về địa lý phong thủy trong triều đi coi đất để chuẩn bị xây lăng cho mình. Nhưng phải ròng rã 14 năm cân nhắc, chọn lựa, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định cho xây dựng lăng tẩm của mình. Quan Địa lý Lê Văn Đức - người đã tìm ra cuộc đất tốt ở địa phận núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành con sông Hương thơ mộng, được nhà vua thăng hai cấp. Trước khi xây dựng lăng, nhà vua đã cho đổi tên núi Cẩm Kê (thuộc ấp An Bằng, huyện Hương Trà) thành Hiếu Sơn. Và nơi an nghỉ của nhà vua cũng được gọi là Hiếu Lăng.

Công việc khảo sát địa thế, đo đạc đất đai được vua giao cho Trương Đăng Quế và Bùi Công Huyên. Họ đã vẽ toàn  http://thietbithanglong.Vn/dich-vu/lap-dat-camera-quan-sat-gia-re-tai-ha-noi  bộ núi đồi, khe suối, sông ngòi nơi đây. Đồng thời sơ đồ các dự án kiến trúc từ La Thành, Bửu Thành, điện, lầu, đình, tạ, đường, viện cho đến những việc đào hồ, làm cầu, dựng cửa... Được trình lên và nhà vua rất đắc ý. Tháng 4 năm 1840, công cuộc xây dựng lăng bắt đầu, vua sai các quan Lê Đăng Danh, Nguyễn Trung Mậu và Lý Văn Phức điều khiển cùng hơn 3.000 lính, thợ thuyền lên đây đào hồ đắp La Thành. Tháng 8 năm 1840, vua Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công  http://thietbithanglong.Vn/dich-vu/lap-dat-camera-quan-sat-gia-re-tai-ha-noi  việc.

Một tháng sau, công việc vừa được tiếp tục thì vua Minh Mạng lâm bệnh và đột ngột băng hà vào tháng 1 năm 1841 giữa lúc tuổi 50. Một tháng sau, sau khi vua Thiệu Trị lên ngôi (tháng 2-1841) đã sai các quan đại thần Tạ Quang Cự, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương chỉ huy gần 10.000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Trong quá trình thi công, cứ hai tháng một lần các binh sĩ được thay phiên nhau về nghỉ. Ngoài ra, vua Thiệu Trị còn ra lệnh cho Thự Văn Minh Điện Đại Học sĩ Trương Đăng Quế phải thường xuyên lên kiểm tra đôn đốc để công việc xây lăng được chu đáo. Ngày 20 tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành, nhưng công việc xây lăng mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất.


Trục đường dẫn đến phần mộ vua Minh Mạng

 Gối đầu lên ngọn núi 

Vùng đất dùng để xây dựng lăng vua Minh Mạng vừa hợp với phong thủy, vừa hợp với cảnh quan xung quanh. Toàn bộ công trình là một tổng thể kiến trúc qui mô gồm 40 công trình lớn nhỏ. Từ một vùng núi đồi hoang vu, qua bàn tay lao động và óc sáng tạo của con người đã hình thành một khu lăng tẩm uy nghiêm, vừa rực rỡ về kiến trúc, vừa hài hòa với thiên nhiên, lại vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng.

Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La Thành dài 1.750m là một quần thể kiến trúc được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La Thành sau mộ  http://thietbithanglong.Vn/dich-vu/lap-dat-camera-quan-sat-gia-re-tai-ha-noi  vua. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế đầu gối lên ngọn núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

Khu vực lăng có chiều sâu hun hút, các công trình được phân bố trên 3 trục song song với nhau mà Thần đạo là trục trung tâm. Những cánh cửa gỗ ở Hiển Đức Môn, Hoằng Trạch Môn và Minh Lâu khi mở, tạo ra những bất ngờ thích thú cho người đến chiêm ngưỡng. Kiến trúc, phong cảnh và độ cao thấp của Thần đạo cứ thay đổi mãi theo bước chân người. Xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước trong xanh, cứ đến mùa là tỏa ngát hương sen, cạnh bên là những quả đồi phủ mượt bóng thông. Tất cả tạo nên một bức tranh ngoạn mục nhưng rất có tình. Ở phần trước lăng, mật độ kiến trúc thưa thoáng, càng vào sâu mật độ kiến trúc càng dày. Các nhà kiến trúc thời ấy đã khôn khéo, họ biết lợi dụng thế đất và các ngọn đồi để nâng chiều cao của các công trình kiến trúc và điểm xuyết trong đó là những  http://thietbithanglong.Vn/dich-vu/lap-dat-camera-quan-sat-gia-re-tai-ha-noi  chiếc hồ được ví như là những nốt nhạc trầm bổng trong ánh tà dương. Bố cục kiến trúc ấy cũng nói lên cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng.

Đến thăm nơi yên nghỉ sau cùng của Minh Mạng, chúng ta ngỡ mình lạc vào không gian của hội họa, thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên hòa chung thể hiện tính nghiêm khắc, tri thức uyên bác, nhưng lồng trong đó có một tâm hồn lãng mạn của nhà vua.

Theo  Xuân Vinh (ĐĐK) 

Ảnh sưu tầm internet


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Tổng số lượt xem trang